Cách Xử Lý Ghế Sofa Bị Mốc - Kinh Nghiệm Từ Chuyên Gia

Khánh Ly - 03/06/2024 - 0 bình luận
Cách Xử Lý Ghế Sofa Bị Mốc - Kinh Nghiệm Từ Chuyên Gia

Ghế sofa bị mốc có thể dẫn đến nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người dùng cũng như môi trường sống xung quanh. Do đó, việc tìm hiểu lý do vì sao sofa bị mốc, dấu hiệu nhận biết sofa mốc và cách xử lý chúng sẽ giúp người dùng giảm thiểu tối đa tình trạng sofa bị mốc sau thời gian dài sử dụng.

1. Nguyên nhân khiến ghế sofa bị mốc

Một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng mốc ghế sofa đến từ độ ẩm cao trong không khí. Khi nước trong không khí đọng lại trên bề mặt ghế, nấm mốc sẽ dễ dàng phát triển và xâm nhập vào sâu bên trong sofa hơn.

Bên cạnh đó, vệ sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân phổ biến thứ hai khiến ghế sofa bị mốc. Một sai lầm thường mắc nhất là sử dụng quá nhiều nước khi vệ sinh sofa. Nếu không làm khô kịp thời và đúng cách, độ ẩm còn sót lại dễ dàng gây nấm mốc và khiến ghế bốc mùi khó chịu.

Sofa bị mốc ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe người dùng

Sofa bị mốc ảnh hưởng tới thẩm mỹ và sức khỏe người dùng

Ngoài ra, mỗi chất liệu sofa khác nhau sẽ có nguy cơ bị mốc khác nhau. Sofa vải thường có độ thấm hút cao, dễ hấp thụ độ ẩm từ không khí hoặc sau khi tiếp xúc với nước. Sofa da thật dù ít thấm nước hơn sofa vải nhưng vẫn có thể hấp thụ mồ hôi và các chất lỏng khác. 

Vị trí đặt sofa cũng là một nguyên nhân khác khiến ghế sofa bị mốc. Một trong những vị trí đặt sofa khiến ghế dễ lên mốc chính là gần cửa số vì khiến ghế tiếp xúc trực tiếp với mưa hoặc hơi ẩm từ bên ngoài. Không chỉ vậy, đặt sofa sát tường cũng không phải một vị trí lý tưởng để bảo vệ sofa. Đặt ghế sofa sát tường dễ khiến ghế hấp thụ độ ẩm từ tường và khiến hơi ẩm tích tụ sâu bên trong ghế.

2. Dấu hiệu nhận biết ghế sofa bị mốc

Sofa bị mốc thường xuất hiện những đốm màu lạ như màu đen, xanh lá cây, xám hoặc trắng trên bề mặt ghế. Đi kèm với những đốm bẩn là mùi gây khó chịu. 

Nghiêm trọng hơn, bề mặt ghế có thể bị biến dạng khi sofa bị mốc vì cấu trúc của sợi vải bị hỏng, khiến bề mặt vải bị xù hoặc nhão. Ngoài ra, việc người dùng gặp các vấn đề về da và hô hấp như khó thở, ho, viêm mũi,… cũng là một dấu hiệu cho thấy sofa bị mốc.

Các vết đốm màu lạ là dấu hiệu dễ thấy nhất của sofa mốc

Các vết đốm màu lạ là dấu hiệu dễ thấy nhất của sofa mốc

3. Cách xử lý ghế sofa bị mốc

Dùng giấm trắng, baking soda, cồn, chanh,… là một trong những phương pháp phổ biến và dễ làm trong việc xử lý ghế sofa bị mốc. Đây đều là những nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm, giúp người dùng có thể xử lý ghế sofa mốc trong thời gian ngắn nhất.

3.1. Sử dụng dung dịch giấm trắng

Trước khi áp dụng giấm trắng trên toàn bộ khu vực sofa bị mốc, bạn nên thử trên một khu vực nhỏ trước để kiểm tra xem giấm có gây hại cho chất liệu sofa hay không. Sau đó, người dùng thực hiện theo 5 bước dưới đây. Cụ thể: 

Bước 1: Hút bụi ghế sofa để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt ghế sofa. Việc này sẽ giúp giấm trắng có thể tiếp xúc một cách trực tiếp nhất với vùng bị mốc.

Bước 2: Xịt giấm trắng lên vùng bị mốc. Người dùng có thể sử dụng giấm trắng nguyên chất hoặc pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1. Sau đó, hãy xịt một lượng vừa đủ lên các khu vực bị mốc của ghế nhưng phải đảm bảo rằng ghế không bị ướt đẫm.

Bước 3: Chải nhẹ bằng bàn chải lông mềm để tránh làm bong tróc bề mặt của ghế sofa.

Bước 4: Lau sạch bằng khăn mềm.

Bước 5: Làm khô ghế sofa bằng quạt hoặc máy sấy. Đảm bảo ghế sofa khô hoàn toàn để ngăn ngừa nấm mốc phát triển trở lại.

3.2. Dùng baking soda

Cũng giống với giấm trắng, trước khi sử dụng baking soda cho toàn bộ sofa, người dùng nên thử nghiệm trước trên một diện tích nhỏ để đảm bảo độ an toàn của bột soda với sofa. Sau khi đã đảm bảo rằng baking soda phù hợp với chất liệu sofa, bạn hãy làm theo những chỉ dẫn sau.

Bước 1: Hút bụi sofa.

Bước 2: Phủ baking soda lên lên toàn bộ bề mặt của sofa, tập trung vào các khu vực bị mốc.

Bước 3: Xoa đều bột lên bề mặt sofa bị mốc và đảm bảo baking soda được phân bổ đều trên toàn bộ bề mặt.

Bước 4: Chờ từ 15-20 phút để baking soda thẩm thấu.

Bước 5: Lau sạch baking soda bằng khăn mềm hoặc miếng bọt biển ẩm để lau sạch baking soda khỏi bề mặt sofa một cách nhẹ nhàng.

3.3. Sử dụng cồn

Giống các cách trên, người dùng nên thử nghiệm cồn trên một vùng nhỏ bị mốc trên sofa. Sau khi đã đảm bảo tính an toàn với chất liệu sofa, bạn hãy làm theo những bước dưới đây:
Bước 1: Loại bỏ bụi bẩn trên sofa.

Bước 2: Làm ướt khăn bằng cồn y tế nhưng đảm bảo rằng khăn không bị quá ướt để sofa không bị ướt đẫm.

Bước 3: Lau sạch bề mặt nấm mốc bằng khăn ướt có cồn hoặc dùng bàn chải lông mềm để chà nhẹ các vùng bị mốc.

Bước 4: Làm khô bằng quạt hoặc máy sấy.

3.4. Dùng các sản phẩm chuyên dụng Isopropyl alcohol

Isopropyl alcohol là một hợp chất hóa học không màu và dễ bay hơi, thường được dùng để loại bỏ các vết bẩn, mốc. Khi sử dụng Isopropyl alcohol, người dùng cần đảm bảo thực hiện trong môi trường thông thoáng vì hơi của hợp chất có thể gây kích ứng đường hô hấp. Các bước để làm sạch sofa bị mốc được thực hiện như sau:

Bước 1: Mở cửa sổ và cửa ra vào và đeo găng tay, khẩu trang để bảo vệ da và hệ hô hấp khỏi tác động của cồn Isopropyl.

Bước 2: Hút bụi sofa.

Bước 3: Đổ một lượng nhỏ Isopropyl alcohol vào khăn vải rồi nhẹ nhàng chà lên khu vực bị mốc. Với những vết mốc cứng đầu, bạn có thể sử dụng bàn chải mềm để chà kỹ hơn.

Bước 4: Lau sạch bằng khăn vải sạch khác.

Bước 5: Làm khô hoàn toàn.

Dung dịch Isopropyl alcohol giúp vệ sinh ghế sofa bị mốc hiệu quả

Dung dịch Isopropyl alcohol giúp vệ sinh ghế sofa bị mốc hiệu quả

3.5. Sử dụng chanh xử lý ghế sofa bị mốc

Chanh có tính axit tự nhiên và kháng khuẩn, giúp loại bỏ nấm mốc và mùi hôi hiệu quả. Dưới đây là các bước để sử dụng chanh xử lý sofa bị mốc:

Bước 1: Ép lấy nước cốt của khoảng 3 quả chanh rồi pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1.

Bước 2: Xịt dung dịch lên bề mặt mốc và chờ khoảng 15 phút để nước cốt chanh ngấm vào trong nấm mốc.

Bước 3: Dùng bàn chải mềm để chà nhẹ.

Bước 4: Dùng khăn sạch thấm dung dịch và vết mốc ra khỏi bề mặt sofa.

Bước 5: Lau lại khu vực đã xử lý bằng khăn thấm nước sạch để loại bỏ dung dịch chanh còn sót lại rồi làm khô bằng máy sấy hoặc quạt.

3.6. Sử dụng Benzen, Xăng thơm, Axeton

Benzen, xăng thơm, axeton là những dung môi hóa học mạnh thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp để làm sạch và tẩy rửa. Tuy nhiên, chúng lại dễ cháy và có tác động tiêu cực tới sức khỏe con người nếu không bảo hộ cẩn thận. Nếu người dùng muốn sử dụng cách làm này, hãy làm theo các bước sau và tuân thủ mọi biện pháp an toàn cần thiết.

Bước 1: Đeo găng tay bảo hộ, khẩu trang, và làm việc ở nơi thoáng khí hoặc mở cửa sổ để thông gió. Chuẩn bị khăn vải sạch, bàn chải mềm.

Bước 2: Đổ một lượng nhỏ benzen, xăng thơm hoặc acetone lên khăn vải sạch.

Bước 3: Nhẹ nhàng chà lên các khu vực bị mốc. Với benzen và axeton, tránh để chúng tiếp xúc lâu với bề mặt sofa để giảm thiểu nguy cơ hư hỏng. Với xăng thơm, cần phải kỳ cọ nhanh chóng vì chúng rất dễ bay hơi.

Bước 4: Làm khô bằng vải sạch hoặc để sofa khô hoàn toàn trong không khí thoáng mát.

Những lưu ý khi sử dụng benzen, xăng thơm, axeton để làm sạch ghế sofa bị mốc: 

Tránh xa lửa.

Bảo quản dung môi ở nơi khô ráo, thoáng mát và xa tầm tay trẻ em.

Khăn vải đã thấm dung môi cần được vứt bỏ đúng cách để tránh nguy cơ cháy nổ.

Hút bụi sofa thường xuyên giúp ngăn ngừa nấm mốc

Hút bụi sofa thường xuyên giúp ngăn ngừa nấm mốc

4. Phòng ngừa ghế sofa bị mốc

Để phòng ngừa ghế sofa bị mốc, người dùng cần phải giữ cho không gian thoáng mát và khô ráo bằng việc lắp máy hút ẩm và duy trì độ ẩm ở mức 60%. Tương tự, người dùng cũng nên tránh để ghế sofa tiếp xúc trực tiếp với nước.

Bên cạnh đó, việc vệ sinh ghế sofa thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển trên sofa. Bạn có thể chia thành từng giai đoạn cụ thể như sau:

- Hàng tuần: Vệ sinh bề mặt bằng máy hút bụi và khăn ẩm để loại bỏ bụi bẩn.

- Hàng tháng: Làm sạch sâu bằng xà phòng nhẹ hoặc dung dịch làm sạch chuyên dụng cho sofa.

- Hàng quý: Vệ sinh toàn diện bao gồm mặt dưới, khung ghế và những khu vực khó tiếp cận.

Nếu có thể, bạn nên thuê dịch vụ vệ sinh sofa chuyên nghiệp để đảm bảo ghế được vệ sinh đúng cách.

Sử dụng chất liệu ghế sofa chống ẩm mốc như: da tự nhiên, da tổng hợp, vải bọc được xử lý chống thấm nước,… cũng là một phương án tối ưu để phòng ngừa tình trạng sofa bị mốc.

5. Khi nào nên tìm đến dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp?

Nếu những vết mốc đã lan rộng trên một diện tích lớn của sofa, việc xử lý bằng các phương pháp tại nhà có thể không đủ hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thử các biện pháp vệ sinh tại nhà nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn nấm mốc cho thấy vấn đề nấm mốc vượt ra khỏi khả năng tự xử lý của bạn. 

Lúc này, quý khách nên thuê một đội vệ sinh sofa chuyên nghiệp để giúp bạn giải quyết vấn đề một cách hiệu quả.

Ngoài ra, những loại được làm từ các chất liệu đặc biệt hoặc có giá trị cao, nên được xử lý bởi dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp khi bị mốc. Những sofa đó thường được làm từ da tự nhiên, vải cao cấp,… hoặc sofa ngoài trời, sofa có hệ thống thông minh như hệ thống massage, hệ thống sưởi,…

Việc thuê dịch vụ vệ sinh sofa chuyên nghiệp cũng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và công sức.

6. Lưu ý khi xử lý ghế sofa bị mốc

Để đảm bảo vệ sinh sofa được an toàn và hiệu quả, người dùng cần chú ý một số điều như sau:

- Đeo găng tay và khẩu trang khi xử lý.

- Thử nghiệm dung dịch làm sạch trên một vùng nhỏ trước. 

- Không sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh. 

- Làm khô ghế sofa ngay sau khi xử lý.

Ghế sofa bị mốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn giảm giá trị thẩm mỹ của căn nhà. Quý khách có thể vệ sinh ghế sofa bị mốc tại nhà hoặc đến các cửa hàng chuyên môn, uy tín. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp bạn giữ được bộ ghế sofa bền bỉ, thoáng đãng.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

Top
x
img

Thêm vào giỏ hàng thành công

X